Tạm giữ hơn 25 tấn quần áo không rõ nguồn gốc Tổng kiểm tra 34 sơ cở kinh doanh xe đạp điện, “lộ” nhiều hàng không rõ nguồn gốc Tạm giữ hàng nghìn lọ nước hoa hiệu Perfume không rõ nguồn gốc
Nhiều loại hàng hóa vi phạm đã bị lực lượng QLTT thu giữ trong quý 1/2024. 	Ảnh: Tổng cục QLTT
Nhiều loại hàng hóa vi phạm đã bị lực lượng QLTT thu giữ trong quý 1/2024. Ảnh: Tổng cục QLTT

Xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng giả

Tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng trên các trang web thương mại điện tử, đặc biệt các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội… tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh chung, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích và niềm tin của người tiêu dùng.

Qua ghi nhận của Tổng cục Quản lý thị trường, thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với quy mô lớn.

Điển hình là vụ việc triệt phá kho hàng lớn, kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu bằng hình thức livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook tại Hà Nội, Gia Lai. Cơ quan chức năng thu giữ hàng nghìn sản phẩm trang sức mỹ ký thời trang được livestream bán trên mạng xã hội tại 3 cửa hàng ở Lào Cai. Hay vụ kiểm tra chuỗi kinh doanh xe đạp điện của Công ty Hamachi, phát hiện hàng trăm sản phẩm vi phạm… Kết quả này đã góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam.

Hiện nay, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tập trung triển khai có hiệu quả Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 (theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó, với các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và sự phối hợp tổ chức thực hiện của các bộ, ngành, kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc nói chung và trên môi trường thương mại điện tử nói riêng.

Còn nhiều khó khăn

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp là do lợi nhuận từ hoạt động này mang lại rất lớn và tâm lý “sính hàng hiệu, giá rẻ” của người tiêu dùng. Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa.

Qua một số khảo sát cho thấy, hiện nay hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ phổ biến ở rất nhiều phân khúc của thị trường, đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả, phong phú về chủng loại. Hàng giả, hàng kém chất lượng không chỉ xuất hiện các tụ điểm sản xuất lớn ở trong nước mà còn được nhập lậu ở nước ngoài vào Việt Nam. Trong khi các chủ quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà chỉ quan tâm đến các quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng, ghi nhãn hàng hóa và quên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp chưa phối hợp với các cơ quan chức năng, xem việc xử lý vi phạm là nhiệm vụ của các cơ quan thực thi pháp luật.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời so với yêu cầu thực tế nên hiệu quả đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử còn hạn chế. Giữa các lĩnh vực do nhiều bộ, ngành cùng xây dựng có sự chồng lấn, trùng lặp, chưa đồng bộ, bất cập. Cùng một nội dung vi phạm nhưng nhiều văn bản quy định xử lý khác nhau, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra và xử lý vi phạm.

Nhờ thành tựu của khoa học công nghệ nên việc mua bán online ngày càng trở nên phổ biến khi các giao dịch hàng hoá được thực hiện dễ dàng mà người mua, người bán không cần gặp nhau. Hoạt động thương mại điện tử dựa trên hạ tầng công nghệ nhưng việc ẩn đi, xóa chứng cứ cũng rất nhanh nên việc chủ động phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm của người dân đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống vi phạm của các lực lượng chức năng. Bởi, nếu người dân không chủ động khiếu nại, tố giác vi phạm thì sẽ rất khó để các lực lượng chức năng có thể phát hiện, xử lý triệt để được vấn đề này.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các lực lượng chức năng vẫn còn hạn chế. Công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính tại một số cơ quan, đơn vị còn lúng túng, chưa quyết liệt. Cùng với đó, hoạt động phối hợp đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ giữa các ngành, các cấp, các đơn vị trong nhiều trường hợp còn thiếu đồng bộ, còn tình trạng né tránh nên hiệu quả còn hạn chế. Sự phối hợp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu đối với các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ do tư duy sợ ảnh hưởng đến thương hiệu. Việc tham gia chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng của các Hiệp hội ngành hàng còn hạn chế…

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh: Tập trung kiểm tra, triệt phá các tụ điểm tập kết hàng lậu, hàng giả

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục chuyển đổi số mạnh mẽ, đặc biệt là hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi số; xây dựng hệ thống dữ liệu dùng chung phục vụ quản lý nhà nước để kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan, đơn vị lực lượng liên quan, đặc biệt là Công an, Hải quan…; xây dựng đội ngũ công chức thực thi công vụ về chống hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử tinh nhuệ, chuyên nghiệp hoạt động hiệu quả; tập trung xử lý hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử theo tuyến, địa bàn trọng điểm.

Hiện lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa trên thị trường nội địa; chủ trì và phối hợp với lực lượng Công an và các cơ quan liên quan tập trung kiểm tra, triệt phá các tụ điểm tập kết, buôn bán hàng lậu, hàng giả. Đồng thời, chú trọng kiểm tra kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động lớn đến kinh tế – xã hội, sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng và nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. Tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức, nhãn hàng lớn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức và phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng Quản lý thị trường

DEV

SEX